• Products
    Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với tiêu chí của bạn.
      • Blog
        Không tìm thấy dữ liệu

      Quy trình trồng bí đỏ hạt đậu INNO 403

      QUY TRÌNH TRỒNG BÍ ĐỎ HẠT ĐẬU INNO

      1. Điều kiện trồng

      -Thời vụ: Có thể trồng quanh năm

      -Điểu kiện canh tác: thích hợp trồng bò đất và cả bò giàn, trồng xen vườn cây ăn trái, cây công nghiệp nếu đánh giá đủ độ chiếu sáng (gia đoạn kiến thiết cơ bản).

      2. Chuẩn bị đất và trồng cây/gieo hạt

      -Đất cày sâu và tơi xốp, không bị ngập úng

      -Lên luống cao 25-30 cm, mặt luống rộng 40-50 cm.

      +Bò đất: luống đơn cách nhau 2.5m, nếu trồng luống đôi thì đôi này cách đôi kia 4.8m. Khoảng cách cây – cây = 0.3m vào mùa nắng, 0.5m vào mùa mưa. Mật độ trung bình 1 ha trồng 8,000 cây mùa mưa hoặc 14,000 cây mùa nắng.

      +Bò giàn: Hàng cách hàng 1.2m, mùa nắng trồng cây – cây = 0.3m hoặc 0.5 vào mùa mưa. Mật độ trung bình từ 16,500 cây – 25,000 cây/ha.

      +Trồng xen: Tùy vào khoảng cách của vườn cây mà bố trí phương pháp trồng. Bí đỏ trồng xen có khả năng che phủ đất rất tốt và cho thêm thu nhập ổn định trong giai đoạn vườn đang kiến thiết cơ bản.

      *Trồng xen quanh gốc: (Hệ thống tưới quanh gốc): Trồng xen 1 hốc từ 4-6 cây xung quanh hốc, bí đỏ sẽ bò quanh gốc và lan sang các phía.

      *Trồng theo hàng (tưới nhỏ giọt Streamline): Gieo hoặc trồng vào ngay vị trí nhỏ giọt, mật độ thông thường 0.3-0.5m. Khoảng cách hàng-hàng sẽ bố trí phụ thuộc theo cây trồng chính.

      -Khuyến cáo sử dụng màng phủ nông nghiệp để tránh cỏ và chống đất bị rửa trôi

      3. Hạt và cây con

      -Hạt: Ngâm trong nước ấm 50-55oC (2 sôi – 3 lạnh) trong 3-4h, xong rải mỏng ra khăn ủ, hạt nẩy mầm trong 18-24h sau khi ủ.

      -Có thể gieo hạt vào khay để trồng cây con, cây con từ lúc gieo đến khi đạt chuẩn xuất vườn trung bình 7-8 ngày.

      -Mùa mưa hoặc trong điều kiện chủ động nước tưới có thể gieo hạt trực tiếp.

      +Gieo hạt chưa nẩy mầm: Ngâm hạt trong nước ấm trong 2h sau đó vớt ra, pha dung dịch Regent dạng nước tỉ lệ 2ml/lít nước ngâm thêm 30 phút, sau đó vớt ra để trồng.

      +Gieo hạt nẩy mầm: Làm ngâm hạt trong 3h, vớt ra để ráo sau đó ngâm vào dung dịch thuốc như trên 30 phút, vớt ra để ráo, cho vào khăn ẩm ủ. Trong khoảng 24h, hạt nẩy mầm và đem gieo.

      *Chú ý: Giai đoạn cây con cây dễ bị côn trùng cắn phá (dế, kiến …) khi gieo có thể rắc các loại thuốc chống côn trùng như Marsal, Vibam … để đuổi côn trùng.

      4. Quy trình phân bón

      Phương pháp bón thúc qua hệ thống tưới

      Lưu ý và khuyến cáo chăm sóc

      -Tỉa sạch chèo bên, chỉ để thân chính, hoặc canh tác theo mô hình 2 thân. (khi cây có 4-5 lá, bấm đọt sau đó để 2 chèo).

      -Tỉa bớt những lá già và lá bị bệnh tạo cho ruộng được thông thoáng

      -Chú ý diệt cỏ dại trên ruộng

      -Khi cây xuất hiện mầm hoa (25-28 NST) có thể phun thêm phân bón lá, nên sử dụng Ca-Bo để làm tăng tỉ lệ đậu quả.

      -Khi quả lên màu vàng nhạt là có thể thu hoạch đem vào kho bảo quản.

      6. Sâu bệnh hại thường gặp

      Bệnh hại

      -Bệnh chết rạp cây con (Pythium ssp, Fusarium ssp.): Xuất hiện trong vườn ươm và thời gian mới chuyển cây ra ruộng trồng hoặc sau gieo thẳng 5-10 ngày.

      Xử lý:

      +Trước khi gieo trồng phải xử lý đất trước khi trồng (sử dụng Boocdo 1% phun lên mặt luống hoặc tưới theo hệ thống nhỏ giọt)

      +Sử dụng Aliete hoặc Moncereen để trị bệnh, phun thuốc tập trung vào phần sát mặt đất vào phần gốc cây.

      -Bệnh phấn trắng (Erysiphe spp):

      Gây hại nặng vào vụ đông xuân, khi trời se lạnh vào buổi tối và có nhiều sương mù. Trong điều kiện thâm canh liên tục bệnh có hại xuất hiện quanh năm.

      Xử lý:

      +Phát hiện sớm, tỉa bớt lá bị bệnh mang ra khỏi ruộng tiêu hủy

      +Khi trời nhiều sương, hoặc lạnh vào ban đêm nên đề phòng bệnh xuất hiện và phát tán

      +Sử dụng luân phiên các loại thuốc BVTV như COC 85, Kumulus, Athuoctop, Topsin … để trị khi bênh chớm xuất hiện.

      -Bệnh nứt thân xì mũ (Didymella bryoniae)

      +Gây hại ở hầu hết các giai đoạn của cây từ cây con đến thu hoạch

      +Bệnh gây chết cây nhanh chóng nếu không phát hiện kịp thời

      Xử lý

      +Phát hiện sớm, tỉa bớt lá già và bị bệnh tạo thông thoáng quanh gốc cây

      +Sử dụng luân phiên các loại thuốc BVTV như Hexazol, Amistar, Ridomil … để trị khi bênh chớm xuất hiện.

      +Có thể dùng Boocdo tưới định kỳ vào gốc 10-15 ngày/lần để phòng bệnh.

      -Bệnh héo xanh: Xuất hiện tất cả các giai đoạn, nhưng nhiều nhất vào thời kỳ ra hoa và nuôi quả

      Xử lý:

      +Kiểm tra độ ẩm đất và giảm nước tưới

      +Hủy ngay những cây xuất hiện triệu chứng

      +Sử dung thuốc gốc đồng như Boocdo, COC 85 … tưới định kỳ để phòng ngừa

      *Héo xanh do vi khuẩn (Pseudomona, Xanhthomonas) (Kiểm tra cây héo thấy xuất hiện dịch vi khuẩn): Sử dụng Ychatot để tưới vào gốc vào buổi sáng và kết hợp phun qua lá vào buổi chiều mát.

      *Héo xanh do nấm (Phytopthora ssp.): Sử dụng Hexazol, AKphos hoặc Aliette để tưới vào gốc kết hợp phun qua lá.

      -Bệnh virus: Gây hại nặng vào mùa nắng và lây lan nhanh chóng bởi các vector truyền bênh như Bọ phấn trắng, Bọ trĩ … hoặc lây truyền từ vết thương do tiếp xúc lúc chăm sóc cây

      Xử lý:

      +Xác định vị trí trồng cách xa nguồn bệnh

      +Nhổ triệt để cây bị bệnh trên ruộng

      +Kiểm tra và diệt Bọ phấn trắng, Bọ trĩ, hạn chế cắt tỉa tiếp xúc gây vết thương cho cây.

      Sâu rầy

       -Sâu ăn lá, sâu vẽ bùa

      -Kiểm tra ruộng thường xuyên để phát hiện sâu sớm, sâu vẽ bùa gây hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và khó trị nếu phát hiện trễ

      -Phun thuốc vào sâu ở giai đoạn tuổi 2-3

      -Sử dụng thuốc trừ sâu như Oman, Emagold, Roofer, Trigard … kết hợp với thuốc trừ rầy để diệt sâu trưởng thành vào lúc sáng sớm khi trời vừa hửng nắng

      -Bọ phấn trắng: Gây hại trong tất cả các giai đoạn, là vector virus.

      Xử lý:

      + Kiểm tra ruộng thường xuyên đặt biệt là mặt dưới lá để phát hiện thật sớm.

      +Sử dụng các loại thuốc như: Oshin, Actara, Confidor … kết hợp dầu khoáng phun vào sáng sớm hay vào ban đêm để trị khi thấy rầy xuất hiện.

      -Bọ trĩ: Gây hại trong tất cả các giai đoạn, là vector virus

      Xử lý:

      + Kiểm tra ruộng thường xuyên đặt biệt là lá non và đỉnh sinh trưởng để phát hiện thật sớm.

      +Có thể sử dụng bẩy vàng để bắt bọ trĩ trưởng thành.

      +Sử dụng các loại thuốc như Oman, Confidor, Admite, Radiant … để phun vào buổi sáng lúc trời vừa hửng nắng.

      -Ruồi đục quả: Gây hại khi cây đậu quả

      Xử lý:

      +Hủy toàn bộ trái bị nhiễm ruồi bằng cách chon hoặc đốt

      +Dùng bẫy ruồi màu vàng như Zianet để bắt ruồi trưởng thành

      -Bọ cánh cứng, dế có thể làm tổn thương quả, giảm chất lượng thương phẩm

      Xử lý:

      -Giữ sạch cỏ, dọn sạch rác và tàn dư trên ruộng

      -Khi bị gây hại nặng, có thể dùng Vibam, Marsal … rải vào đất khắp mặt ruộng để đuổi và diệt.

      back to top